Kỹ thuật đào cây mai vàng chi tiết #14
Loading…
Reference in New Issue
Block a user
No description provided.
Delete Branch "%!s()"
Deleting a branch is permanent. Although the deleted branch may continue to exist for a short time before it actually gets removed, it CANNOT be undone in most cases. Continue?
Như chúng ta đã biết, cây hoa mai thường chỉ xuất hiện vào dịp Tết Xuân về, một trong những biểu tượng đặc trưng của mùa Tết tại Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về cây mai vàng này. Vậy bạn có biết gì về cây hoa mai không? Để cùng tìm hiểu về cây hoa mai, hãy cùng tôi khám phá qua bài viết sau đây.
Mùa xuân, mùa của sự đổi mới, có rất nhiều loài hoa đua nhau khoe sắc, tạo nên một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc rực rỡ. Mỗi loài hoa đều mang một vẻ đẹp riêng biệt, góp phần làm nên sự đa dạng và đặc sắc của mùa xuân. Và trong những loài hoa đó, hoa mai là một trong những loài hoa đặc trưng, không thể thiếu trong mỗi dịp Tết. Được biết đến với sắc vàng tươi sáng, hoa mai thường gắn liền với không khí vui tươi, ấm áp của mùa xuân, làm cho không gian ngày Tết thêm phần rộn ràng và hạnh phúc.
Tổng Quan Về Cây Hoa Mai
Hoa mai thuộc họ Ochnaceae, tên khoa học là Ochna integerima, và còn được gọi là cây hoàng mai. Đây là loài hoa được ưa chuộng trong ngày Tết Nguyên Đán, đặc biệt ở miền Nam Việt Nam. Cây mai có thể sống hàng trăm năm, thân gỗ xù xì, cành nhánh nhiều, rễ cắm sâu vào lòng đất và có khả năng chống chọi với những điều kiện khắc nghiệt của thời tiết. Cây mai thường rụng lá vào mùa đông và nở hoa vào mùa xuân. Người dân thường cắt bỏ lá vào tháng Chạp để cây ra hoa đúng dịp Tết, mang lại may mắn và tài lộc cho gia đình.
Những điều cần lưu ý
1. Xác định tình trạng sức khỏe của cây
Cây mai vàng thường có bộ rễ phát triển tương xứng với kích thước tán lá. Rễ cám – phần quan trọng giúp hút dinh dưỡng – tập trung ở rìa bầu đất, nơi mưa thấm xuống, và ở chóp rễ cọc. Với cây có đường kính gốc khoảng 20 cm, rễ cọc dài từ 1 – 1,5 m. Khi bứng cây, thường phải cắt bỏ khoảng 60-70% rễ, nên chỉ chọn những cây khỏe mạnh để bứng.
Cách đánh giá sức khỏe cây:
Quan sát từ xa: Đứng cách cây khoảng 7-10 mét, quan sát toàn bộ tán lá từ nhiều góc độ để đánh giá mặt trên của lá. Mặt này phản ánh tình trạng quang hợp, dinh dưỡng, và các dấu hiệu bệnh lý. Màu sắc, mật độ lá, và điều kiện sống hiện tại cho biết cây thuộc loại mai nào và mức độ khỏe mạnh của nó.
Xác định mực nước: Ở các tỉnh miền Tây, gần sông rạch, xác định mực nước quanh gốc cây dễ dàng. Cây ở vùng đất cao sẽ có rễ cắm sâu, trong khi cây ở vùng đất thấp có rễ phát triển lan rộng. Hiểu rõ bộ rễ giúp bạn biết cách bứng và chăm sóc sau này.
Kiểm tra tình trạng nắng: Quan sát không gian trên cây để biết số giờ nắng mỗi ngày. Cây ngoài trảng có lá xanh nhạt, dày, nhỏ hơn, ít bệnh; cây trong rập có lá xanh đậm, mỏng, to hơn, nhưng dễ bệnh hơn
2. Đánh giá dáng thế và loại bỏ cành thừa
Khi chuẩn bị bứng, bạn cần quan sát kỹ để xác định mặt chính của cây, dựa trên bộ rễ, hướng thân, và tán nhánh. Việc loại bỏ cành thừa không chỉ giảm mất nước qua lá mà còn giúp dễ vận chuyển và đảm bảo cây khỏe sau khi bứng. Nếu chơi mai bonsai, bầu đất có thể nhỏ hơn, phù hợp với chậu trồng.
3. Thời điểm bứng cây
Thời điểm tốt nhất là vào mùa cây ngừng sinh trưởng – cuối tháng 10 âm lịch, khi cây mang nụ lớn, không phát triển tược non và mưa đã dứt. Nếu bứng vào mùa khác, cần chăm sóc đặc biệt để giảm rủi ro khi mua bán mai vàng bến tre
Các bước thực hiện
1. Đào đất và cắt rễ
Vẽ hai vòng tròn xung quanh gốc, vòng trong là mép bầu đất, vòng ngoài cách 4-6 tấc (tùy rễ ăn sâu hay lan rộng).
Dùng dụng cụ sắc để cắt rễ, cắt từ phía trong ra ngoài, đảm bảo vết cắt gọn, nhỏ. Phết đất nhão vào vết cắt để tránh nhiễm khuẩn.
2. Bó bầu và đưa cây lên
Bó bầu đất thật chặt để tránh bể bầu. Khi đưa cây lên, nghiêng nhẹ để cào đất đã đào trở lại, nâng cây lên dần dần.
3. Xử lý cây sau khi bứng
Đặt cây ở nơi râm mát, không tưới vào bầu đất. Xịt nước làm mát thân cây và dùng bàn chải nylon chà rửa sạch thân để loại bỏ nấm bệnh, kích thích mắt ngủ phát triển.
Đậy kín bầu đất bằng mũ cao su để ngăn nước xâm nhập.
4. Trồng cây sau khi bứng
Chờ 3 ngày để cây ổn định trước khi trồng. Trồng cây ở nơi đủ ánh sáng, đất thoát nước tốt, và đảm bảo giữ độ ẩm vừa phải.
=====>> Xem thêm: Tìm hiểu thêm có bao nhiêu loại mai vàng
Kết luận
Quy trình bứng cây mai vàng đòi hỏi sự tỉ mỉ, từ đánh giá sức khỏe cây, xác định dáng thế, đến việc đào đất, cắt rễ, và xử lý sau khi bứng. Chọn đúng thời điểm và áp dụng kỹ thuật phù hợp sẽ giúp cây mai sống khỏe, nhanh phục hồi, và giữ được dáng thế đẹp.
Liên Hệ ngay cho chúng tôi theo thông tin dưới đây:
Điện thoại/Zalo: 0905 888 999 – 0799 888 999 – 0888777777
Email: Vuonmaihoanglong@gmail.com
Facebook: Vườn mai Hoàng Long
Địa chỉ: Tân Thiềng, Chợ Lách, Bến Tre.